HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ MỘT NĂM TRIỂN KHAI MỞ RỘNG CHƯƠNG TRÌNH PrEP

05/12/2019
Hội thảo được tổ chức với sự chủ trì của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, phối hợp với Dự án USAID/PATH Healthy Markets.

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ MỘT NĂM TRIỂN KHAI MỞ RỘNG CHƯƠNG TRÌNH PrEP

Hội thảo được tổ chức với sự chủ trì của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, phối hợp với Dự án USAID/PATH Healthy Markets. Việc mở rộng triển khai dịch vụ PrEP tới 15 tỉnh/thành phố mới tại Việt Nam được tài trợ bởi chính phủ Hoa Kỳ, Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS,Lao và Sốt rét và chính phủ Việt Nam.

Hội thảo PrEP Việt Nam

Sau một năm kể từ khi khởi động kế hoạch mở rộng chương trình dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cấp quốc gia tại 11 tỉnh, thành phố, Việt Nam đã sẵn sàng triển khai mở rộng hơn nữa chương trình này dựa trên thành công của PrEP trên toàn cầu trong việc kiểm soát dịch HIV.

Tại hội thảo “PrEP Việt Nam: Một năm nhìn lại và hướng tới tương lai”, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chia sẻ kết quả đánh giá chương trình PrEP sau một năm triển khai mở rộng và công bố mở rộng thêm 15 tỉnh, thành mới tại Việt Nam, và coi đây là một phần của cam kết quốc gia nhằm chấm dứt HIV vào năm 2030. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 300 đại biểu đến từ 26 tỉnh, thành phố và các đại biểu quốc tế: Phòng điều phối Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (US-CDC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét (GFATM), tổ chức phi lợi nhuận sức khỏe toàn cầu PATH, các đối tác trong chương trình, các tổ chức cộng đồng và các cơ quan truyền thông, với sự chủ trì của PGS.TS Phan Thị Thu Hương – Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

Hội thảo PrEP Việt Nam

Tháng 06/2017, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với USAIDS/PATH Healthy Markets (HM) và UNAIDS để khởi động chương trình thí điểm PrEP lần đầu tiên ở Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các bài học kinh nghiệm từ mô hình thí điểm này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ đặc thù cho các nhóm đích để họ có thể lựa chọn tiếp cận dịch vụ PrEP tại cơ sở y tế công hoặc tư. Các mô hình đa dạng này đã được bắt đầu đưa vào triển khai trong chương trình mở rộng PrEP cấp quốc gia từ tháng 11 năm 2018 tại 11 tỉnh, thành do PEPFAR tài trợ.

Kể từ đó, đã có hơn 6.000 người đăng ký sử dụng PrEP, trong đó có 3.946 người mới tham gia PrEP trong năm 2019. “Điều này cho thấy rõ nhu cầu về PrEP tại Việt Nam”, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Phó Cục Trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết. “Chúng tôi rất vui mừng về việc tiếp tục triển khai mở rộng chương trình PrEP tới 15 tỉnh,thành phố mới. Chỉ riêng trong giai đoạn 2019 -2020, Quỹ Toàn cầu đã cam kết hỗ trợ nguồn vốn không hoàn lại cho Việt Nam để can thiệp phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Điều này cho phép những người có nguy cơ nhiễm HIV cao có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ PrEP.”

Mặc dù việc sử dụng PrEP đang gia tăng ở Việt Nam, nhưng cần có nhiều người tiếp cận dịch vụ này hơn nữa để có thể đạt được tác động làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới trong cộng đồng. Bà Ritu Singh, Giám đốc Văn phòng Y tế Việt Nam của USAID cho biết: “Trong thời gian tới, sẽ hỗ trợ Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đối tác thúc đẩy hơn nữa việc tạo cầu và đảm bảo rằng khách hàng sử dụng PrEP nhận được sự hỗ trợ cần thiết để duy trì sử dụng PrEP”.

Khi được sử dụng đúng cách, PrEP là một trong những phương pháp dự phòng HIV hiệu quả nhất. Năm 2014, WHO đã khuyến cáo cung cấp PrEP cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Sau đó, trên cơ sở bằng chứng rõ ràng hơn về hiệu quả và khả năng chấp nhận PrEP, năm 2015, WHO đã mở rộng khuyến cáo cung cấp PrEP cho tất cả những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Tại Việt Nam, các nhóm đích có nguy cơ nhiễm HIV bao gồm nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới nữ, những người tiêm chích ma túy và bạn tình, bạn chích âm tính của người nhiễm HIV mà tải lượng vi-rút chưa ở ngưỡng ức chế. TS. Kimberly Green, Giám đốc Chương trình toàn cầu về HIV và Lao của PATH cho biết: “PrEP là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát dịch HIV ở cấp độ quần thể, nhưng quan trọng hơn, ở cấp độ cá nhân, nó làm thay đổi cuộc sống của con người, giúp tạo ra sự thân mật hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và sự an tâm cho những người có nguy cơ nhiễm HIV.”

Doanh nghiệp xã hội Glink đã tham gia chương trình PrEP ngay từ những ngày đầu. Đây là đơn vị đã cung cấp dịch vụ PrEP trong chương trình can thiệp thí điểm, và kể từ khi bắt đầu khởi động đến nay, Glink đã cung cấp dịch vụ PrEP cho hơn 1,500 người. Glink, khởi đầu là một nhóm tự lực MSM được thành lập năm 2009 tại TP HCM, đã nhìn thấy cơ hội phát triển thành một doanh nghiệp xã hội thành công. Đến nay, Glink đã thành lập được 5 phòng khám trên toàn quốc. "Dự án USAID/PATH Healthy Markets đã tạo môi trường thuận lợi cho các phòng khám cộng đồng cung cấp dịch vụ PrEP đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thuận tiện, bảo mật và thoải mái”.

Thanh Tùng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay1613
  • Tháng hiện tại101430
  • Năm hiện tại1009900
  • Tổng lượt truy cập7175800
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website