RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN LÀ CÁCH BẢO VỆ CƠ THỂ ĐỐI VỚI VI KHUẨN

12/12/2019
Hầu hết các vi khuẩn được chia làm hai loại là gram dương và gram âm. Vi khuẩn gram dương và gram âm khác nhau về thành tế bào; thành tế bào gram dương có vài lớp peptidoglycan, các lớp dày này giúp vi khuẩn gram dương giữ lại hầu hết các chất nhuộm màu tím pha lê trong quá trình nhuộm gram khiến chúng xuất hiện màu tím.

RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN LÀ CÁCH BẢO VỆ CƠ THỂ ĐỐI VỚI VI KHUẨN

Hầu hết các vi khuẩn được chia làm hai loại là gram dương và gram âm. Vi khuẩn gram dương và gram âm khác nhau về thành tế bào; thành tế bào gram dương có vài lớp peptidoglycan, các lớp dày này giúp vi khuẩn gram dương giữ lại hầu hết các chất nhuộm màu tím pha lê trong quá trình nhuộm gram khiến chúng xuất hiện màu tím. Những Polymer có chứa đường này giúp duy trì hình dạng tế bào, phân chia tế bào; axit teichoic giúp vi khuẩn gram dương xâm nhập tế bào và gây bệnh. Vi khuẩn gram dương gây bệnh bằng cách tiết ra các protein độc hại gọi là ngoại độc tố, gây hại nghiêm trọng cho các mô, cơ quan cơ thể.

Đối với cầu khuẩn gram dương có 2 chi là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn gây bệnh cho người. Tụ cầu khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn đều là một phần của hệ sinh vật bình thường ở người, chúng có thể gây bệnh trong một số điều kiện nhất định.

Rửa tay thường xuyên
là cách bảo vệ cơ thể đối với vi khuẩn

Giống như vi khuẩn gram dương, thành tế bào vi khuẩn gram âm được cấu tạo từ peptidoglycan; tuy nhiên vách tế bào là một lớp mỏng duy nhất so với lớp dày ở vi khuẩn gram dương. Khi nhuộm gram vi khuẩn bắt màu hồng. Một đặc điểm khác biệt của vi khuẩn gram âm là sự hiện diện của các phân tử lipopolysacarit (LPS) ở màng ngoài. LPS giúp bảo vệ vi khuẩn khỏi các chất có hại trong môi trường của chúng; nó cũng là độc tố có thể gây viêm và sốc nhiễm trùng ở người nếu xâm nhập được vào máu. Cầu khuẩn gram âm như Neisseria meningitidis gây viêm màng não, nhiễm trùng máu và sốc. N.gonorrhoeae gây bệnh lậu; Moraxelle catarrhailis gây nhiễm trùng tai ở trẻ em, nhiễm trùng hệ hô hấp trên, viêm nội tâm mạc và niêm màng não. Vi khuẩn Haemophilusenzal nằm giữa hình cầu và hình que, có thể gây viêm màng não, nhiễm trùng xoang và viêm phổi. Các loài Acinetobacter có thể gây viêm phổi và nhiễm trùng vết thương.

Vi khuẩn và vi rút đều là những sinh vật cực nhỏ có thể gây bệnh ở người. Vi khuẩn thường lớn hơn nhiều so với vi rút; vi rút nhỏ hơn vi khuẩn 1000 lần. Vi khuẩn là các tế bào sinh vật có bào quan và DNA trong tế bào chất và được bao quanh bởi một thành tế bào. Vi rút không được coi là tế bào mà tồn tại dưới dạng các hạt axit nucleic (DNA hoặc RNA) được bọc trong vỏ protein. Một số vi rút có một màng bổ sung gọi là vỏ bao do thu được từ màng tế bào của tế bào chủ bị nhiễm trước đó. Vỏ bọc này giúp vi rút xâm nhập vào một tế bào mới bằng cách hợp nhất với màng tế bào và giúp nó thoát ra bằng cách nảy chồi. Còn những vi rút không có vỏ bọc thường xâm nhập vào tế bào bằng nội tiết và thoát ra bằng ly giải tế bào. Vi rút không có thành tế bào hoặc bào quan cần thiết cho sản xuất và tái tạo năng lượng, vi rút chỉ dựa vào một vật chủ để sao chép. Còn vi khuẩn thường sinh sản vô tính gọi là phân hạch nhị phân; một số tế bào sao chép và phân chia thành 2 tế bào con; trong điều kiện thích hợp vi khuẩn có thể tăng trưởng theo cấp số nhân. Còn vi rút khi gen được sao chép hướng dẫn cho việc xây dựng thành phần của vi rút; sau khi các thành phần được lắp ráp hình thành vi rút mới trưởng thành, chúng phá vỡ tế bào và chuyển sang lây nhiễm tế bào khác.

Phần lớn vi khuẩn đều vô hại, thậm chí có lợi cho con người. Những vi khuẩn gây bệnh tiết độc tố phá hủy tế bào. Vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm, các bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi và lao. Nhiễm vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên một số vi khuẩn đã tăng sức đề kháng với kháng sinh, thậm chí được gọi là siêu vi khuẩn vì có sức đề kháng với nhiều loại kháng sinh. Rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng là cách tốt nhất bảo vệ cơ thể đối với vi khuẩn.

Vi rút là mầm bệnh gây ra nhiều loại bệnh như thủy đậu, cúm, bệnh dại, bệnh do vi rút Ebola, bệnh Zika, bệnh HIV/AIDS. Vi rút gây nhiễm trùng dai dẳng, có những thể không hoạt động nhưng có thể được kích hoạt lại sau đó. Một số vi rút có thể gây ra những thay đổi bên trong tế bào chủ dẫn đến sự phát triển ung thư như ung thư gan, ung thư cổ tử cung....Thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với vi rút. Thuốc kháng vi rút được sử dụng để điều trị một số loại nhiễm vi rút; thường hệ thống miễn dịch con người chống lại vi rút; vắc xin cũng giúp để ngăn ngừa chống lại nhiễm vi rút.

Quá trình cơ bản của nhiễm vi rút và sao chép vi rút xảy ra theo 6 bước chính: hấp phụ, liên kết với tế bào chủ; thâm nhập bộ gen vào tế bào chủ; sử dụng bộ gen của vật chủ để sao chép bộ gen vi rút; lắp ráp; các thành phần vi rút tập hợp và phát triển đầy đủ vi rút; bước 6 là phát tán vi rút mới được sản xuất và bị trục xuất khỏi tế bào vật chủ.

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay1963
  • Tháng hiện tại123670
  • Năm hiện tại1032140
  • Tổng lượt truy cập7198040
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website