XỬ TRÍ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

22/02/2021
Theo các chuyên gia đái tháo đường, hạ glucose huyết hay hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, là rào cản lớn trong việc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, kiểm soát chặt cho cả bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2.

XỬ TRÍ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Theo các chuyên gia đái tháo đường, hạ glucose huyết hay hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, là rào cản lớn trong việc kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu, kiểm soát chặt cho cả bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2.

Các chuyên gia lưu ý, với các bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết, bác sĩ cần hỏi bệnh kỹ các cơn hạ đường huyết có triệu chứng và hạ đường huyết không triệu chứng mỗi lần thăm khám. Đối với người bệnh dùng các nhóm thuốc có nguy cơ hạ đường huyết như Insulin, SU, cần theo dõi, đánh giá, sàng lọc và hướng dẫn người bệnh nhận biết nguy cơ và sự tái xuất hiện những cơn hạ đường huyết do người bệnh có thể không biết cơn hạ đường huyết.

Khuyến cáo điều trị cơn hạ đường huyết cho người bệnh tỉnh táo, tự uống được (glucose huyết nhỏ hơn 3,9mmol/l hay 70mg/dL) bằng 15-20g glucose pha nước uống hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào chứa carbohydrate có glucose dùng thay thế. Thử lại glucose huyết mao mạch sau 15 phút. Nếu vẫn còn thấp, điều trị nhắc lại liều như trên. Nếu glucose huyết về bình thường cho người bệnh ăn nhẹ ngay để tránh nguy cơ tái xuất hiện hạ glucose huyết.

Nếu người bệnh hạ glucose huyết mức độ 2 trở lên cần được tiêm glucagon (nếu có). Trường hợp người bệnh có nhiều cơn hạ đường huyết, hạ đường huyết không triệu chứng hoặc hạ đường huyết nặng cần được rà soát lại phác đồ đang điều trị, tìm nguyên nhân và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Đối với những bệnh nhân đang điều trị bằng Insulin mà xuất hiện hạ đường huyết không nhận biết, hạ đường huyết mức độ nặng thì cần điều chỉnh nới lỏng mục tiêu kiểm soát đường huyết trong vài tuần nhằm giảm nguy cơ hạ đường huyết. Các chuyên gia cho biết, cần đánh giá chức năng nhận thức cho những bệnh nhân có nhiều cơn hạ đường huyết hoặc cơn hạ đường huyết nặng để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị.

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2 của Bộ Y tế ban hành tháng 12/2020, hạ đường huyết được chia làm 3 mức độ, dựa vào nồng độ glucose huyết. Mức 1 glucose<70mg/dL (3,9mmol/L) và ≥54mg/dL (3,0mmol/L); mức 2 glucose<54mg/dL; mức 3 là mức độ nặng; bệnh nhân có rối loạn ý thức và/hoặc có thay đổi biểu hiện toàn thân cần xử trí cấp cứu.

Tại cơ sở y tế, xử trí thực hiện các biện pháp cấp cứu ban đầu theo các bước ABC. Các biện pháp điều trị cấp cứu đặc hiệu là truyền glucose tĩnh mạch, nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, tiêm 50ml dung dịch glucose 50% (chứa gần 25g glucose) có thể giải quyết được hầu hết các giai đoạn hạ đường máu. Theo dõi ý thức bệnh nhân, kiểm tra lại đường máu mao mạch 15-30 phút sau khi tiêm glucose 50%. Thiếu glucose não gây rối loạn ý thức, các biểu hiện giống co giật, các tổn thương thần kinh trung ương, có thể mất một thời gian mới hồi phục hoàn toàn. Nếu các bất thường còn tồn tại trên 30 phút sau khi truyền glucose và hạ đường máu không trở lại (không còn hạ đường máu) thì phải tìm nguyên nhân khác bằng chụp cắt lớp sọ não, xét nghiệm phù hợp.

Ngay khi bệnh nhân tỉnh lại (hoặc bệnh nhân còn tỉnh), cho ăn uống đường miệng, nước hoa quả, nước táo, nước nho với 300ml chứa khoảng 15g glucose giúp duy trì nồng độ glucose máu hoặc một bữa ăn nhẹ.

Về glucagon, nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch, tiêm bắp 1mg glucagon. Thời gian đáp ứng vào khoảng 10-15 phút, hiện tượng buồn nôn, nôn do sự điều chỉnh nồng độ glucose máu (quá liều glucagon) khá phổ biến. Vì glucagon có thể tiêm bắp nên tất cả bệnh nhân đái tháo đường đang dùng Insulin hoặc gia đình người bệnh cần luôn mang theo glucagon và biết cách tiêm nếu cần.

Về theo dõi bệnh nhân, cần chú ý thời gian tác dụng của Insulin hoặc các thuốc hạ đường máu mà bệnh nhân đã sử dụng. Kiểm tra đường máu mao mạch mỗi giờ cho tới khi nồng độ glucose máu ổn định. Nói chung, người bệnh cần được theo dõi qua thời gian tác dụng đỉnh của Insulin, cụ thể đối với Insulin lispro hoặc Insulin aspart là 30 phút đến 1-2 giờ; đối với regular insulin thời gian theo dõi 2-4 giờ; đối với NPH thời gian theo dõi 6-8 giờ. Insulin glargine không có hoạt động đỉnh và không gây hạ đường máu.

Những bệnh nhân dùng Insulin tác dụng chậm có thời gian tác dụng đỉnh như lenta hoặc ultralenta hoặc bệnh nhân uống thuốc sulfonylurea thì cần phải được theo dõi trong bệnh viện. Các chuyên gia lưu ý, bệnh nhân đái tháo đường cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết khám khi không đạt mục tiêu điều trị hoặc khi phác đồ điều trị ngày càng phức tạp dần (ví dụ tiêm Insulin nhiều lần trong ngày).

Bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần khám đáy mắt ngay khi mới chẩn đoán và sau đó 1-2 năm/lần. Phụ nữ có thai bị đái tháo đường cần khám đáy mắt ngay khi biết có thai. Bệnh nhân đái tháo đường cần được khám răng miệng hàng năm. Khi có bệnh lý thần kinh ngoại biên, biến dạng bàn chân, mất cảm giác ở chân cần được khám để đánh giá nguy cơ loét bàn chân./.

Lâm Quyên

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay2170
  • Tháng hiện tại123877
  • Năm hiện tại1032347
  • Tổng lượt truy cập7198247
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website