CẦN GẮN KẾT PHỐI HỢP CHẶT CHẼ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN

19/03/2021
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Bà mẹ, trẻ em, một thách thức thực tế hiện nay đó là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản còn chủ yếu cho đối tượng đã kết hôn

CẦN GẮN KẾT PHỐI HỢP CHẶT CHẼ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Bà mẹ, trẻ em, một thách thức thực tế hiện nay đó là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản còn chủ yếu cho đối tượng đã kết hôn. Các can thiệp của chương trình thiếu hụt giải quyết cho các nhóm thiệt thòi, dân tộc thiểu số, vấn đề giới. Các phương tiện thông tin đại chúng vẫn là nguồn thông tin phổ biến để các bạn tìm kiếm. Yếu tố quan trọng nhất để các bạn trẻ lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục là khoảng cách gần nhà, gần nơi làm việc (38%), tin tưởng vào năng lực chuyên môn của cán bộ y tế (33%), cơ sở trang thiết bị tốt (23%).

Một số vấn đề lưu ý ở Việt Nam hiện nay các nội dung chính sách về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên dù đã được đề cập nhưng chưa bao trùm đối tượng một cách toàn diện, cụ thể, chưa có quy định giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục toàn diện cho vị thành niên, thanh niên là yêu cầu bắt buộc cần phải triển khai đồng bộ và toàn diện trong nhà trường. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể vận động tạo môi trường thuận lợi cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên để các Ban, ngành Trung ương, địa phương vận dụng thực hiện, huy động sự tham gia hiệu quả của khối tư nhân, các tổ chức phi chính phủ.

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nữa là vấn đề nhân lực, đào tạo chuyên sâu, nhân lực cho khối trường học còn nhiều hạn chế. Đối với tài chính, thiếu sự cam kết, chưa có dòng ngân sách riêng cho chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, kinh phí ngày càng giảm; trong khi đó Quỹ BHYT chưa chi trả cho các gói dịch vụ đặc thù chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục đối với vị thành niên, thanh niên như dịch vụ tư vấn.

Tại trường học, quy định cán bộ y tế trường học có chứng chỉ hành nghề là một khó khăn, việc thực hiện các dịch vụ trong trường học sẽ không được BHYT thanh toán.

Đối với công tác theo dõi thông tin, số liệu thu thập, lưu trữ còn hạn chế, chưa toàn diện, thiếu nguồn lực, chương trình không lồng ghép được các hoạt động thường quy tại địa bàn. Các can thiệp còn mang tính truyền thống, chưa sử dụng tốt công nghệ thông tin, truyền thông trò chơi tương tác qua mạng, đường dây nóng, m-health (mobile health).

Can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục tại các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học chưa được quan tâm. Các chương trình tổ chức tại các trường học không nằm trong nội dung giám sát của Sở Giáo dục – Đào tạo, Sở Y tế, còn phụ thuộc đơn lẻ, tự nguyện của các trường; thực tế rời rạc, thiếu đồng bộ và quy mô. Thực tế can thiệp trên các nhóm 10-14 tuổi, nhóm chưa kết hôn, nhóm khuyết tật, nhóm di cư, nhóm lao động tại các khu công nghiệp, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Việc truyền thông cho các bậc cha mẹ còn ít, chỉ mới là bước đầu.

Đối với cung cấp dịch vụ, việc thiết lập, duy trì mối liên kết, chuyển gửi tốt giữa các điểm cung cấp thông tin sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục tại trường học, cộng đồng, doanh nghiệp, mạng lưới cung cấp dịch vụ thân thiện y tế cơ sở còn rất hạn chế. Tại tuyến xã, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt kết quả như mong muốn. Vị thành niên, thanh niên muốn tiếp cận với dịch vụ y tế tư nhân, tuy nhiên hệ thông y tế tư nhân chưa được đào tạo cập nhật cung cấp dịch vụ, chưa được giám sát thường xuyên chất lượng dịch vụ.

Hiện nay Việt Nam đã ban hành Luật Trẻ em năm 2016; Luật Thanh thiếu niên năm 2005; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII; Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị định số 120/2007/NĐ-CP và Nghị định số 78/2017/NĐ-CP thi hành Luật Thanh niên; Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030; Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế về tài liệu hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ, trẻ em, vị thành niên giai đoạn 2016-2030 của Liên Hiệp quốc; tuyên bố Nairobi 2019 của Liên Hiệp quốc 25 năm sau Hội nghị Dân số - Phát triển, thúc đẩy cam kết của các quốc gia trong thực hiện chương trình hành động ICPD, thực hiện các mục tiêu bền vững SDGs năm 2030.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, giai đoạn 2020-2025, các cấp chính quyền cần được ưu tiên nâng cao sự nhận thức, qua đó nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng, các đối tượng liên quan, thực hiện các nghiên cứu, khảo sát để lựa chọn can thiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội; tôn trọng yếu tố văn hóa, tâm lý, phong tục, tập quán, huy động tối đa sự tham gia của người dân.

Cần đẩy mạnh sự chủ động tham gia của vị thành niên, thanh niên trong việc xây dựng chính sách, lập kế hoạch can thiệp, triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá về hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, sáng kiến thanh niên tự thiết kế, tự thực hiện, tự đánh giá.

Cần quan tâm, gắn kết chặt chẽ chương trình, dự án can thiệp về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục với bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong nhóm vị thành niên, thanh niên; các chương trình y tế liên quan như chương trình dân số, chương trình phòng chống HIV/AIDS, các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.

Một vấn đề quan tâm là tiếp tục củng cố hệ thống thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên cả hệ thống y tế công và y tế ngoài công lập; nâng cao chất lượng thu thập, báo cáo, sử dụng thông tin dữ liệu phục vụ cho công tác lập kế hoạch dựa trên bằng chứng, công tác truyền thông, vận động chính sách, nguồn lực thực hiện tốt các mục tiêu đã được đề ra./.

Tường Huân

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập143
  • Hôm nay3883
  • Tháng hiện tại131046
  • Năm hiện tại1039516
  • Tổng lượt truy cập7205416
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website