Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế

30/08/2022
Theo Bộ Y tế, nước ta cũng đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập trong cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh. Ngày 26/8/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2306/QĐ-BYT về Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám, chữa bệnh.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế

Theo Bộ Y tế, nước ta cũng đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập trong cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh. Ngày 26/8/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2306/QĐ-BYT về Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo hướng dẫn, bệnh đậu mùa khỉ hiện nay được coi là một bệnh dịch quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia ở Tây và Trung Phi mà còn ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Năm 2003, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Hoa Kỳ và có liên quan đến việc tiếp xúc với những con chó chăn cừu bị nhiễm bệnh do được nuôi chung với chuột túi Gambian nhập khẩu từ Ghana. Đợt bùng phát này đã dẫn đến hơn 70 trường hợp mắc bệnh ở Hoa Kỳ sau đó đã lây nhiễm sang người ở vùng Trung và Tây Mỹ. Bệnh đậu mùa khỉ gần đây cũng đã được báo cáo ở những du khách từ Nigeria đến Israel, Vương quốc Anh, Singapore và Hoa Kỳ vào những năm 2018, 2019, 2021 và đặc biệt năm 2022 số ca mắc ĐMK tăng mạnh ở nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu.

Từ tháng 5/2022 đến nay, dịch đã có diễn biến bất thường, đã ghi nhận thêm nhiều quốc gia lần đầu tiên xuất hiện các ổ dịch. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan phòng chống dịch bệnh Châu Âu (European CDC), Cơ quan phòng, chống dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) tính tới 23/8/2022, tổng số ca bệnh đậu mùa khỉ được công bố tại 96 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới là trên 44.503 ca, với phần lớn trong số này (44.116 ca) là số ca nhiễm ở những địa điểm chưa có báo cáo về bệnh đậu mùa ở khỉ trong lịch sử.

Từ tháng 1-7/2022 có 12 trường hợp tử vong được thông báo tại 5 quốc gia: Cộng hòa Trung Phi, Ghana, Nigeria, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Brazil và Ecuardo.

Chỉ trong tháng 7/2022, số ca trên toàn cầu đã tăng hơn 20.000 ca và xuất hiện thêm ở 39 quốc gia/vùng lãnh thổ mới. Hiện tại, một số quốc gia gần với Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận ca nhiễm bệnh.

Theo Bộ Y tế tại Việt Nam, đến ngày 21/8/2022 vẫn chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên trước tình hình mở cửa đón khách du lịch và các đối tác kinh tế trở lại sau khi dịch COVID-19 được khống chế, chúng ta cũng đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập trong cộng đồng và các cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Trên thế giới cũng đã ghi nhận lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế.

Về dự phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế nêu rõ:

- Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám chữa bệnh.

- Áp dụng phòng ngừa lây nhiễm qua “tiếp xúc” và “giọt bắn” khi chăm sóc các trường hợp bệnh xác định và bệnh nghi ngờ.

- Trong trường hợp có các thủ thuật tạo khí dung, bắt buộc áp dụng thêm các biện pháp dự phòng qua “không khí”.

- Điều tra, truy vết, xác định người tiếp xúc gần nhằm theo dõi, quản lý và tư vấn cách tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Quản lý người nhà người bệnh và khách thăm có liên quan đến đâu mùa khỉ.

Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh triển khai sàng lọc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khi có tại địa phương có thông báo ca bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng hoặc cơ sở khám chữa bệnh. Cụ thể:

- Đặt biển báo tại cổng vào của cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh có thể nhận biết ngay hướng đi tới khu sàng lọc. Một số nội dung cần được ghi rõ trong biển báo: yếu tố dịch tễ (tiếp xúc với động vật, người nghi ngờ hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ, đậu mùa hoặc tiếp xúc với đồ dùng/vật dụng của họ) và dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ.

Khu vực sàng lọc cần được bố trí tại đơn vị khám bệnh và cấp cứu. Với những cơ sở khám chữa bệnh không có điều kiện bố trí khu sàng lọc trong nhà có thể thiết lập khu vực sàng lọc ngoài trời.

Nhân viên y tế thực hiện sàng lọc mang phương tiện phòng hộ phù hợp (khẩu trang y tế, mũ giấy, áo choàng phòng dịch và găng tay y tế).

Bộ Y tế lưu ý khi khám sàng lọc lưu ý khai thác tiền sử dịch tễ, các dấu hiệu triệu chứng của bệnh. Nội dung câu hỏi sàng lọc cần cập nhật phù hợp với diễn biến tình hình bệnh dịch; Yêu cầu người bệnh mang khẩu trang y tế nếu tình trạng người bệnh cho phép.

- Cách ly người bệnh xác định nhiễm hoặc ca bệnh nghi ngờ tại Khoa Truyền nhiễm hoặc khu cách ly của cơ sở khám chữa bệnh.

- Các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bố trí sẵn sàng một buồng cách ly để sử dụng khi phát hiện người bệnh nội trú nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc để điều trị người bệnh đậu mùa khỉ vừa hoặc nhẹ kèm theo bệnh chuyên khoa mà không thể chuyển về đơn vị riêng điều trị đậu mùa khỉ của cơ sở khám chữa bệnh. Tùy theo tình hình bệnh dịch, có thể tăng số buồng cách ly cho đậu mùa khỉ tại đơn vị lâm sàng.

Buồng cách ly người bệnh phải được dán biển cảnh báo “Buồng cách ly” và nêu rõ các biện pháp cách ly cần áp dụng, giường bệnh cách nhau tối thiểu 1 mét. Hạn chế vận chuyển người bệnh ra ngoài khu cách ly.

Bộ Y tế cũng lưu ý phòng ngừa lây nhiễm tại đơn vị cấp cứu bằng cách: Bố trí các buồng, hoặc khu vực để sàng lọc, cách ly người xác định nhiễm và nghi ngờ nhiễm; Trong trường hợp người bệnh nghi nhiễm chưa thể sàng lọc được thì ưu tiên cấp cứu, thực hiện cách ly và áp dụng các biện pháp phòng ngừa như trường hợp xác định nhiễm và nghi ngờ nhiễm.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo: Phụ nữ có thai không được tiếp xúc với người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ. Nếu bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ phải được theo dõi thêm của bác sĩ chuyên khoa Sản; Nếu sản phụ sinh đẻ trong thời gian bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ, nhân viên y tế phải áp dụng tối đa các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khi đỡ đẻ hoặc thực hiện các thủ thuật lấy thai.

“Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần được giám sát chặt chẽ để phát hiện kịp thời đậu mùa khỉ”- Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ.

Đối với người bệnh đang cho con bú cần cách ly mẹ và con trong giai đoạn bệnh đang tiến triển; Tạm dừng cho con bú trực tiếp trong giai đoạn bệnh đang tiến triển, nhưng vẫn có thể vắt sữa mẹ để nuôi dưỡng trẻ…

4 mức phân loại và đánh giá nguy cơ lây nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh:

Nguy cơ cao: Những trường hợp tiếp xúc gần, trực tiếp mà không sử dụng phương hộ phòng hộ như: Người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh bao gồm các tiếp xúc da kề da với bệnh nhân (như sờ, chạm…) và quan hệ tình dục; Nhân viên y tế không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp khi trực tiếp khám, chăm sóc, điều trị; Người cùng làm việc trong khoảng cách gần hoặc ở cùng phòng làm việc, với không gian kín hoặc thông khí kém mà không sử dụng khẩu trang, phương tiện phòng hộ cần theo dõi sức khỏe trong 21 ngày sau phơi nhiễm; Thực hiện báo cáo ca bệnh có thể nếu có biểu hiện triệu chứng; Tiêm vaccine theo hướng dẫn;

Nguy cơ trung bình: Tiếp xúc gần với các vật dụng có nguy cơ lây nhiễm như: Tiếp xúc với các vật dụng sinh hoạt của người bệnh: quần áo, chăn, chiếu, gối…; Một số tình huống phơi nhiễm đặc biệt khác do cán bộ dịch tễ trực tiếp điều tra xác định, bao gồm cả phơi nhiễm trong phòng xét nghiệm cần theo dõi sức khỏe trong 21 ngày sau phơi nhiễm; Thực hiện báo cáo ca bệnh có thể nếu có biểu hiện triệu chứng; Tiêm vaccine ngay theo hướng dẫn;

Nguy cơ thấp: Là những trường hợp tiếp xúc với trường hợp bệnh đậu mùa khỉ nhưng có sử dụng phương tiện phòng hộ; Tiếp xúc trong cộng đồng từ 1-3 mét với trường hợp nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ cần theo dõi sức khỏe trong 21 ngày; Bộ phận giám sát lưu lại thông tin liên lạc theo hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế; Thực hiện tiêm vaccine cho đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Không nguy cơ: Không có tiếp xúc với ca bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng trong 21 ngày qua; Nhân viên phòng xét nghiệm tuân thủ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; Thực hiện tiêm vaccine cho đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hồng Đăng

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1864/SYT-NVYD

Thu hồi thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay3968
  • Tháng hiện tại138307
  • Năm hiện tại1046777
  • Tổng lượt truy cập7212677
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website