Đánh giá loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

20/06/2023
Ngày 24/3/2023, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị loét bàn chân do đái tháo đường theo Quyết định số 1530/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Đánh giá loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Ngày 24/3/2023, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị loét bàn chân do đái tháo đường theo Quyết định số 1530/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Có hai nhóm bệnh lý ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý thần kinh do ĐTĐ và bệnh lý động mạch chi dưới do ĐTĐ, từ đó đưa đến loét bàn chân do ĐTĐ.

Ngoài ra còn có những yếu tố khác như hiện tượng glycat hóa các gân gấp bàn chân và tổn thương thần kinh. Hiện tượng này làm co rút các cơ gân cốt gây biến dạng bàn chân hình búa. Các chỗ biến dạng là vị trí thuận lợi cho sự hình thành các vết chai, từ đó gây nên các vết loét chân lâu lành.

Một nguyên nhân khác là do cọ xát giữa giày, dép hay vớ cũng có thể làm các bóng nước vỡ ra tạo thành các vết loét chân ở bệnh nhân ĐTĐ.

Ngoài dạng bóng nước do cọ xát cơ học còn có dạng bóng nước tự phát có thể xuất hiện trên người bệnh ĐTĐ lâu năm với nhiều biến chứng mạn tính khác như mắt, thận, thần kinh. Dạng bóng nước này cũng có thể vỡ, bội nhiễm nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Yếu tố hút thuốc lá là nguy cơ cao cho các bệnh lý động mạch ngoại biên. Các chuyên gia lưu ý, ngay cả khi không mắc bệnh ĐTĐ, người hút thuốc lá cũng có nguy cơ tổn thương các mạch máu lớn như mạch máu não, mạch vành và mạch máu chi dưới.

Ngày nay, rối loạn chuyển hóa lipit, tăng LDL-Cholesterol được đánh giá là yếu tố nguy cơ cao của bệnh lý động mạch ngoại biên, được xếp trên cả tình trạng tăng glucose máu mạn tính.

Tổn thương thần kinh sẽ làm cho phần bàn chân chịu sức nặng cơ thể như phần đầu xương bàn ngón, gót chân, mặt lưng của các ngón chân biến dạng hình móng vuốt. Tổn thương mạch máu ở các đầu xa của ngón, bờ móng, giữa các ngón với bờ bên bàn chân.

Tổn thương thần kinh – mạch máu ở các bờ của bàn chân và ngón chân, đây là tổn thương gặp nhiều nhất khoảng 50%.

Người bệnh loét bàn chân ĐTĐ cần được đánh giá tổng thể để xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài làm cản trở quá trình liền vết loét.

Bác sĩ sẽ khám vết loét để đánh giá kích thước, độ sâu, vị trí, màu sắc, tình trạng của vết loét, nền vét loét đen (hoại tử) hay vàng, đỏ, hồng; có xương nào lộ ra không; có hoại tử, hoại thư không. Vết thương có bị nhiễm trùng, các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, rối loạn huyết động; có dịch tiết không, mức độ, màu sắc dịch tiết, mùi. Tình trạng của mép vết thương như vết chai, vết sần, ban đỏ, phù nề.

Bác sĩ sẽ khám thần kinh để kiểm tra biến chứng thần kinh, kiểm tra khám tại 3 vị trí khác nhau trên cả hai bàn chân. Người bệnh được kết luận mất cảm giác bảo vệ khi không nhận biết từ 2 lần trong 3 lần khám.

Trên bệnh nhân có loét bàn chân do ĐTĐ, khi đánh giá mạch máu cần phát hiện các triệu chứng cơ năng như đau khi vận động, đi lại, đỡ đau khi nghỉ ở chi dưới, giai đoạn nặng bệnh nhân sẽ đau liên tục, đau cả khi nghỉ. Các vết loét đầu chi khó lành, hoại tử ngón chân. Bệnh nhân thường có tiền sử bệnh lý động mạch xơ vữa ở động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch thận, phình động mạch chủ.

Nếu khám đau cách hồi hông và mông có thể tổn thương động mạch vùng chủ chậu, mạch bẹn hai bên khó bắt hoặc không bắt được.

Đau cách hồi đùi, tổn thương động mạch vùng chủ chậu hoặc đùi chung. Mạch bẹn không bắt được, mạch khoeo không bắt được.

Đau cách hồi bàn chân gây tổn thương động mạch vùng cẳng chân. Đau cách hồi bắp chân là vị trí thường gặp. Đau 2/3 trên bắp chân thường do tổn thương động mạch đùi nông, đau 1/3 dưới bắp chân thường do tổn thương động mạch khoeo.

Các triệu chứng kèm theo đau cách hồi là mạch yếu hoặc không bắt được mạch, loét khó lành, đổi màu da, hoại tử đầu chi.

Có thể bệnh nhân kèm những tổn thương các mạch máu khác như tổn thương mạch cảnh gây triệu chứng liệt vận động, thất ngôn, rối loạn cảm giác. Tổn thương mạch thận sẽ làm tăng huyết áp bất thường, nghe tiếng thổi tại vị trí của động mạch thận.

Tổn thương mạch chủ bụng sẽ nghe tiếng thổi dọc đường đi của động mạch chủ bụng. Tổn thương mạch vành sẽ làm bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực, khó thở. Cần đo huyết áp bệnh nhân cả hai tay, bắt mạch cánh tay hai bên, kiểm tra mạch dưới đòn.

Các chuyên gia lưu ý, cần phân biệt đau cách hồi với nguyên nhân do thần kinh như người bệnh có viêm tủy, hẹp ống tủy, đau thần kinh tọa. Bệnh nhân có bệnh lý thần kinh ngoại biên không, đau cách hồi có nguyên nhân là do viêm khớp, thoái hóa khớp, đau cách hồi trong hội chứng hậu huyết khối sau huyết khối tĩnh mạch sâu./.

Văn Hanh

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

768/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

767/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua vật tư phục vụ xét nghiệm vi sinh đường ruột

766/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua sản phẩm vi chất dinh dưỡng

765/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua cơ số thuốc

764/KSBT-KHNV

Mời chào giá trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám nha học đường

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay5138
  • Tháng hiện tại11129
  • Năm hiện tại919599
  • Tổng lượt truy cập7085499
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website