ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÀM MẶT TRÊN BỆNH NHÂN BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

11/03/2020
Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019, nhóm tác giả nghiên cứu Trương Thái Hoàng Anh cùng cộng sự Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu “Vi khuẩn học và sự nhạy cảm kháng sinh của hệ vi khuẩn trong nhiễm trùng hàm mặt trên bệnh nhân đái tháo đường”.

ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÀM MẶT TRÊN BỆNH NHÂN BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019, nhóm tác giả nghiên cứu Trương Thái Hoàng Anh cùng cộng sự Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu “Vi khuẩn học và sự nhạy cảm kháng sinh của hệ vi khuẩn trong nhiễm trùng hàm mặt trên bệnh nhân đái tháo đường”.

Theo Bs Hoàng Anh, nhiễm trùng hàm mặt là bệnh lý thường gặp trên lâm sàng. Nguy cơ và mức độ lan rộng nhiễm trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sức đề kháng cơ thể, bất thường chức năng, bất thường giải phẫu, các bệnh lý toàn thân và độc lực của vi sinh vật gây bệnh. Ngày nay, dù đã có nhiều loại kháng sinh diệt khuẩn hiệu quả cao nhưng nhiễm trùng hàm mặt vẫn là bệnh lý nguy hiểm với những biến chứng như nhiễm trùng lan rộng đến nhiều khoang cơ thể, lan xuống trung thất, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng có thể làm bệnh nhân tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Điều trị nhiễm trùng hiệu quả thường cần kết hợp giữa liệu pháp kháng sinh, loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng đồng thời phẫu thuật dẫn lưu mũ. Trên thực tế, bác sĩ lâm sàng thường điều trị kháng sinh trước khi có kết quả kháng sinh đồ. Vì vậy, điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong khảo sát nhiễm trùng. Tuy nhiên, tình hình kháng kháng sinh trở nên phức tạp, bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước khi tới bệnh viện để điều trị chiếm tỷ lệ lớn.

Bs Hoàng Anh báo cáo, trong nghiên cứu có 27 bệnh nhân đái tháo đường nhập viện điều trị nội trú bệnh lý nhiễm trùng hàm mặt tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn ADA năm 2017, có những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường. Các đối tượng bệnh nhân không chịu tham gia nghiên cứu là dưới 18 tuổi; bệnh nhân có biến chứng đái tháo đường về thận, biến chứng mạch máu, biến chứng thần kinh cũng không chọn tham gia nghiên cứu.

Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả; bệnh nhân sau nhập viện được hỏi bệnh sử xác định lý do nhập viện, thời gian xuất hiện các triệu chứng, các điều trị trước đó của bệnh nhân. Các đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, ghi nhận các triệu chứng sưng, đau, độ há miệng, có nuốt đau, khó nuốt, ghi nhận chỉ số mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở. Bệnh nhân được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng X-quang, siêu âm, công thức máu, đường huyết. Đối với những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật có thực hiện xét nghiệm vi khuẩn học và kháng sinh đồ. Bệnh phẩm mủ được cán bộ y tế chọc hút và gửi bộ môn vi sinh Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh trong vòng 02 giờ. Cách lấy bệnh phẩm, sau khi sát trùng da bên ngoài, chờ khô, chọc kim hút mủ, lấy một phần phủ vào ống chân không để cấy mẫu nuôi cấy vi khuẩn kị khí. Tẩm mủ vào tăm bông rồi cho vào môi trường chuyên chở Cary - Blair đối với mẫu vi khuẩn hiếu khí - định danh bằng máy tự động và kháng sinh đồ theo phương pháp đĩa giấy kháng sinh Kirby - Bauer đối với vi khuẩn hiếu khí; đối với vi khuẩn kị khí dùng Kit BBL ANR định danh và E-test.

Bs Hoàng Anh báo cáo, trong 27 trường hợp nghiên cứu, có 5 trường hợp điều trị nội khoa, 22 trường hợp điều trị nội khoa kết hợp phẫu thuật rạch áp xe. Trong 27 ca có 13 nam, 14 nữ; độ tuổi từ 31-77, trung bình là 57,2 tuổi; nhóm 41-60 tuổi gặp nhiều nhất. Thời gian từ lúc mắc bệnh đến lúc nhập viện từ 3-20 ngày; trung bình là 8,2 ngày. Trong 27 bệnh nhân, có 26 bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước khi nhập viện, trong đó 4 ca biết loại kháng sinh sử dụng trước đó.

Về nguyên nhân nhiễm trùng, 18 bệnh nhân nguồn gốc nhiễm trùng là do răng; 9 ca nhiễm trùng nguồn gốc không do răng mà do sau chấn thương, nang xương làm bội nhiễm; viêm xương, viêm tuyến nước bọt, nhọt bội nhiễm, sau nhổ răng hoặc sau phẫu thuật.

Đối với kết quả nuôi cấy từ vi khuẩn, trong 22 mẫu mủ được cấy vi khuẩn, 17 mẫu có vi khuẩn mọc; đơn khuẩn chiếm 45% còn là đa khuẩn, trong đó 2 mẫu có 3 vi khuẩn, 5 mẫu có 2 vi khuẩn. Vi khuẩn hiếu khí chiếm 69%, nhiều hơn so với vi khuẩn kị khí.

Bs Hoàng Anh phân tích, hiện nay dù có nhiều loại kháng sinh có hiệu quả diệt khuẩn cao, kiểm soát bệnh lý nhiễm trùng hàm mặt luôn là thách thức đối với bác sĩ răng hàm mặt. Tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi có mất cân bằng giữa cơ chế tự bảo vệ của cơ thể và cơ chế tấn công của vi khuẩn. Khả năng phòng vệ của cơ thể gồm hệ thống miễn dịch tại chỗ, miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể. Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, có sự rối loạn hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào và giảm khả năng thực bào. Sự rối loạn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân đái tháo đường. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các chức năng của bạch cầu trung tính như khả năng hóa hướng động hay sản xuất Cytokine đều bị giảm ở bệnh nhân có mức đường máu cao.

Tác giả nghiên cứu cho biết, nhiễm trùng hàm mặt ở bệnh nhân đái tháo đường nữ nhiều hơn đối với nam, thường gặp độ tuổi 41-60 tuổi. Với nhiều lý do nhiễm trùng hàm mặt là do nguồn gốc từ răng, vì vậy cho thấy sự quan trọng của việc điều trị nha khoa giúp phòng ngừa được những nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Kết quả phân tích vi khuẩn trong nhiễm trùng hàm mặt ở bệnh nhân đái tháo đường, Bs Hoàng Anh cho biết, tỷ lệ cấy khuẩn mọc cao với tỷ lệ 77,2%. Nhiễm trùng vùng hàm mặt đặc trưng là nhiễm trùng nội sinh và hiệp đồng giữa vi khuẩn hiếu khí - kỵ khí. Kết quả trong nghiên cứu, tỷ lệ đa khuẩn là 31,8%, trong đó 2 mẫu phát hiện 3 vi khuẩn, 5 mẫu phát hiện có 2 vi khuẩn.

Có nhiều nghiên cứu cho rằng, răng nhiễm trùng do răng có liên quan vi khuẩn kị khí nhiều hơn so với vi khuẩn hiếu khí. Kết quả trong nghiên cứu phân lập được nhiều vi khuẩn hiếu khí hơn so với vi khuẩn kị khí; giải thích kết quả này là do trong mẫu nghiên cứu, 1/3 số ca có nguồn gốc nhiễm trùng không do răng; có 22% bệnh nhân nuôi cấy vi khuẩn không mọc; giả thiết cho rằng có thể do hầu hết bệnh nhân trước khi nhập viện đều đã được sử dụng kháng sinh.

Trong các nhóm vi khuẩn phân lập được, vi khuẩn Klepsiella Pneumoniae là vi khuẩn thường gặp nhất với 45,4%. BS Hoàng Anh lưu ý, điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm của bác sĩ có vai trò quan trọng trước lâm sàng bởi bệnh diễn tiến nhanh, có thể có biến chứng nguy hiểm trước khi có kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ.

Hiện nay nhóm kháng sinh Bêtalactam thường được chọn khởi đầu điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên vi khuẩn ngày càng kháng thuốc Bêta lactam, nên những kháng sinh Amoxcillin, ampicillin không còn được lựa chọn điều trị cho nhiễm trùng hàm mặt. Các tác nhân giúp chống lại men Bêtalactamese như axit clavulanic, sulbactan dùng kết hợp kháng sinh nhóm Bêtalactam vẫn có hiệu quả cho điều trị vi khuẩn vùng hàm mặt. Trong nghiên cứu, hầu hết vi khuẩn nhạy cảm với Augmentin. Nhiễm trùng vùng hàm mặt thường là nhiễm khuẩn đa vi khuẩn; hiếu khí; kị khí kết hợp; do đó kháng sinh Metronidezole hoặc Clindamycin được chỉ định dùng kết hợp kháng sinh với nhóm Bêta lactam . Trong nghiên cứu, tỷ lệ vi khuẩn kháng với Clindamycin với tỷ lệ 75%./.

Hồng Sơn

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

472/QĐ-BYT

V/v hướng dẫn chẩn đoán điều trị, chăm sóc, theo dõi và quản lý người bệnh Hemophilia

627/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn một số quy trình kỹ thuật điều trị bệnh sụp mi"

579/QĐ-BYT

V/v ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm lao trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng"

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

303A/KSBT-TCHC

Chào giá sửa máy photocopy

147/KSBT-TCHC

Chào giá cung cấp dịch vụ cho thuê dàn âm thanh, sản xuất market

543/KSBT-KHNV

Mời chào giá in sổ sách, biểu mẫu phục vụ TCMR năm 2024

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập1529
  • Hôm nay248
  • Tháng hiện tại181391
  • Năm hiện tại865363
  • Tổng lượt truy cập7031263
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website