Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

25/03/2023
Ngày 6/2/2023 Sở Y tế đã có Công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của tỉnh Khánh Hòa.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Ngày 6/2/2023 Sở Y tế đã có Công văn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của tỉnh Khánh Hòa.

Theo đó, Sở Y tế quán triệt xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra lãng phí tại đơn vị mình, trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm tra, kịp thời làm rõ lãng phí khi có thông tin, phát hiện xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý có hành vi lãng phí.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; phấn đấu cân đối nguồn lực để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xả hội theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII).

Một nội dung lưu ý là cần quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch, yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN); việc chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm các khoản chi chưa thật sự cần thiết; thực hiện rà soát toàn bộ các khoản chi chuyển nguồn NSNN đến ngày 31/12/2022 để hủy bỏ, thu hồi về NSNN các khoản chuyển nguồn không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định.

Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các đơn vị quyết liệt thực hiện nhiệm vụ, giải pháp giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, xem đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong năm 2023. Trong trường hợp gặp khó khăn, vượt quá thẩm quyền thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp.

Các đơn vị cần triển khai hiệu quả Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện điều hành, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác phổ biến tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời để tạo sự chuyển biến rõ nét tại cơ quan, đơn vị.

UBND tỉnh chỉ đạo trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN cần chú trọng cắt giảm các khoản chi chưa thật sự cần thiết, triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên đặc biệt là chi mua sắm công, đi công tác trong và ngoài nước, sử dụng xe ô tô công, tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát, tiết kiệm điện, xăng dầu…để dành nguồn tăng chi cho các nhiệm vụ cấp bách khác. Thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2023, 70% nguồn tăng thu thực hiện của Ngân sách địa phương so với dự toán năm 2022 để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; từng bước giảm chi hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình để cơ cấu lại ngân sách, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập của viên chức.

Đối với đầu tư công, đảm bảo hoàn thiện đầy đủ các thủ tục đầu tư của dự án và tuân thủ thời gian bố trí thực hiện dự án nhóm A,B,C theo quy định của Luật Đầu tư công; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2023, vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn NSNN tham gia dự án PPP, sau khi bố trí đủ vốn cho các nhiệm vụ đó thì số vốn còn lại được bố trí cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư.

UBND tỉnh chỉ đạo cần cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Triển khai xây dựng Đề án Tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đảm bảo trước năm 2025 hoàn thành việc tổng kiểm kê tài sản công.

Đối với tổ chức bộ máy, cần hoàn thành việc rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức các cơ quan, đơn vị nhiệm kỳ 2021-2026 theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Theo chỉ đạo tại Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị, giai đoạn 2021-2026 toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương NSNN.

Lãnh đạo các đơn vị cần xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm trong từng lĩnh vực được giao phụ trách, trong đó phân công, phân cấp cụ thể rõ ràng trách nhiệm từng đơn vị, từng khoa phòng, từng cán bộ, công chức, viên chức gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên đảm bảo thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân. Về quản lý NSNN tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích phân cấp, phân quyên, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sử dụng NSNN gắn với trách nhiệm của các đơn vị, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong quản lý, sử dụng NSNN và các nguồn lực tài chính công.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai minh bạch việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN nhất là đối với lĩnh vực dễ phát sinh thất thoát, lãng phí.

Các ngành góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập để tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Cần đánh giá dự toán của cơ quan, đơn vị để điều chỉnh các nhiệm vụ chi trong dự toán, hạn chế đề nghị bổ sung ngoài dự toán để đảm bảo sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác số hóa quy trình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công, lập dự toán và công tác kế toán NSNN, quyết toán NSNN; quản lý, giám sát vốn đầu tư công; kết nối thông tin, báo cáo liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan. Thay thế kịp thời cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực. Kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công. Cần nâng cấp cơ sở dữ liệu về tài sản công để từng bước cập nhật, quản lý thông tin các tài sản công theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Cần đổi mới để làm tốt công tác bổ nhiệm, tuyển dụng, thu hút người có năng lực, trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức./.

Tường Huân

02/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045

98/2021/NĐ-CP

Quản lý trang thiết bị y tế

20/2021/TT-BYT

Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

7937/VPCP-QHQT

V/v áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” và các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia nước ngoài nhập cảnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế

285/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19

1265/HD-BCĐ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGƯỜI MẮC COVID-19 TẠI NHÀ

38/TB-UBND

Kết luận của UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

48/TB-UBND

Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thiệu kiêm Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 11/02/2022

38/TB-UBND

Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 ngày 25/01/2022

509/UBND-KGVX

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂN DẦN 2022

1695/KCB-NV

Tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1242/QĐ-BYT

Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19

1341/QĐ-BYT

Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19

1265/BYT-DP

Phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh

775/QĐ-BYT

Về việc ban hành Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19

906/SYT-NVYD

TĂNG CƯỜNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

786/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 21/02/2022

694/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/02/2022

670/SYT-NVYD

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đến 16h ngày 14/02/2022

463/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, vật tư phòng chống bệnh sốt rét

445/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất phục vụ xét nghiệm vi sinh nước (lần 2)

444/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất vi sinh đường ruột phục vụ xét nghiệm (lần 2)

443/KSBT-KHNV

Mời chào giá mua hóa chất, trang thiết bị phục vụ phân tích mẫu nước (lần 2)

442/KSBT-KHNV

Mời chào giá in Bản tin Giáo dục sức khỏe năm 2024 (lần 2)

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tổng đài tư vấn các dịch vụ
Số ĐIỆN THOẠI
Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay7627
  • Tháng hiện tại237032
  • Năm hiện tại655636
  • Tổng lượt truy cập6821536
  • Xem tiếp >>
Phòng chống cúm A(H5) trên người
Liên kết website